BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

 

Giới thiệu chung

Bộ môn Tâm lý học, tiền thân là Tổ Tâm lý – Giáo dục, được thành lập từ năm 1976, cùng với sự ra đời của Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Đến năm 2009, khi Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động, Bộ môn Tâm lý học trực thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn. Từ năm 2019, Bộ môn chính thức đào tạo chuyên ngành Tâm lý học – một ngành khoa học xã hội và hành vi mang tính nhân văn sâu sắc. Ngành học này không chỉ cung cấp nền tảng tri thức chuyên môn vững chắc mà còn giúp sinh viên phát triển năng lực hỗ trợ con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Với triết lý đào tạo gắn lý thuyết với thực tiễn, Bộ môn Tâm lý học đã và đang khẳng định vị thế là một đơn vị đào tạo có chất lượng cao, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn sâu và kỹ năng thực hành vững vàng trong lĩnh vực tâm lý học. Tính đến nay, Bộ môn đã đào tạo thành công 05 khóa cử nhân Tâm lý học, với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt 100%.

Chương trình đào tạo và tính ứng dụng cao

Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một là tính ứng dụng cao, giúp sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức lý luận mà còn có khả năng vận dụng linh hoạt vào thực tế. Bộ môn đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều cơ sở chuyên môn như:

  • Các trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục phát triển trẻ em.
  • Các bệnh viện chuyên khoa, bao gồm Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tham vấn, trị liệu tâm lý tại các tỉnh Đông Nam Bộ.

Sinh viên ngành Tâm lý học thường xuyên tham gia trải nghiệm nghề nghiệp thông qua các hoạt động kiến tập, thực hành và thực tập tại các đơn vị này. Nhiều sinh viên có cơ hội làm việc bán thời gian trong quá trình thực tập, giúp họ tích lũy kinh nghiệm thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Tâm lý học cũng tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và đã đạt nhiều giải thưởng uy tín, như Giải thưởng Euréka và các giải nghiên cứu khoa học cấp trường. Họ còn chủ động tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, qua đó rèn luyện kỹ năng mềm, phát triển nhân cách và hoàn thiện năng lực nghề nghiệp.

Đội ngũ giảng viên và hoạt động nghiên cứu khoa học

Bộ môn hiện có đội ngũ 07 giảng viên cơ hữu, bao gồm: 02 Tiến sĩ – Giảng viên chính, 05 Thạc sĩ đang nghiên cứu sinh. Toàn bộ giảng viên đều có trình độ chuyên môn cao, luôn không ngừng trau dồi đạo đức nghề nghiệp và năng lực giảng dạy. Họ đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế, như Tạp chí Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học Việt Nam, đồng thời chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp tỉnh và cấp bộ. Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn bao gồm:

  • Tâm lý học giáo dục
  • Tham vấn và trị liệu tâm lý
  • Tâm lý học xã hội
  • Tâm lý học lâm sàng

Ngoài ra, Bộ môn còn mời nhiều giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, nhằm mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp cận với các phương pháp giảng dạy tiên tiến và những tri thức cập nhật nhất trong lĩnh vực tâm lý học.

Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng phát triển

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Họ có thể làm việc tại các trường học, bệnh viện, trung tâm tham vấn – trị liệu tâm lý, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, hoặc tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các bậc học cao hơn. Mức thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp dao động từ 7,5 – 18 triệu đồng/tháng, tùy theo vị trí và năng lực cá nhân.

Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, với đội ngũ giảng viên tâm huyết và chương trình đào tạo chất lượng cao, cam kết mang đến cho sinh viên một môi trường học tập chuyên nghiệp, hiện đại, giúp họ phát triển toàn diện và trở thành những nhà tâm lý học giỏi chuyên môn, vững kỹ năng, giàu đạo đức nghề nghiệp.


Một số đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện

STT

Tên đề tài

Người thực hiện

Năm

1

Thích ứng của công nhân trước tác động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Nguyễn Văn Thăng (Chủ nhiệm)

2021

2

Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT trong dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Đồng Văn Toàn

(Chủ nhiệm)

2023

3

Khó khăn tâm lý của công nhân nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Đồng Văn Toàn

(Chủ nhiệm)

2021

 

THÔNG TIN NHÂN SỰ BỘ MÔN

STT

Họ tên, email

Định hướng

nghiên cứu

Hình đại diện

1

Nguyễn Văn Thăng

nvthang@tdmu.edu.vn

(Trưởng Bộ môn; Tiến sĩ Tâm lý học)

- Tâm lý học giáo dục

- Sức khỏe tâm thần học sinh, sinh viên và người lao động

- Định hướng giá trị và lối sống của học sinh, sinh viên

2

Đồng Văn Toàn

toandv@tdmu.edu.vn

(Trưởng khoa Sư phạm; Tiến sĩ Tâm lý học giáo dục

- Khó khăn tâm lý của giáo viên, học sinh

- Tham vấn tâm lý, tâm lý quản lý

- Giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp học sinh phổ thông

3

Nguyễn Thị Tuấn Anh

Email: anhntt@tdmu.edu.vn

(Giảng viên; ThS, NCS Tâm lý học giáo dục)

- Tâm lý học giáo dục

- Tâm lý học phát triển

- Tham vấn tâm lý

4

Trần Kim An

Email: antk@tdmu.edu.vn

(Giảng viên; ThS, NCS Tâm lý học giáo dục)

  • Tham vấn hướng nghiệp
  • Lượng giá và can thiệp khó khăn trong học tập
  • Tâm lý học trường học

5

Nguyễn Thị Thanh Phương

email: phuongntt2012@tdmu.edu.vn

(Giảng viên; ThS, NCS Tâm lý học giáo dục)

  • Trắc nghiệm và đo lường tâm lý
  • Tâm lý học tích cực
  • Tâm lý học trường học

6

Trịnh Thị Cẩm Tuyền

tuyenttc@tdmu.edu.vn

(Giảng viên; ThS, NCS Tâm lý học giáo dục)

 

- Thích ứng nghề nghiệp của giáo viên trẻ và người lao động ở các ngành nghề khác

- Năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên, sinh viên sư phạm

  • - Khó khăn của giáo viên trẻ trong hoạt động sư phạm

7

Phạm Nguyễn Lan Phương

phuongpnl@tdmu.edu.vn

(Giảng viên; ThS, Tâm lý học)

- Tâm lý học Giáo dục

- Tâm lý học Giới tính

- Tham vấn tâm lý