Giới thiệu Trường Luật và Quản lý Phát triển
15/09/2023 15:54 1253
1. Tổng quan
- Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Luật và quản lý phát triển tiền thân là Khoa Khoa học quản lý được thành lập theo Quyết định số 517/QĐ-ĐHTDM ngày 13 tháng 5 năm 2016 về việc thành lập Khoa Khoa học quản lý thuộc trường Đại học Thủ Dầu Một.
Trường Luật và quản lý phát triển thành lập theo Quyết định số 59/NQ-HĐT ngày 17 tháng 7 năm 2024 của Thường trực Hội đồng trường Trường Đại học Thủ Dầu Một về việc thành lập Trường Luật và Quản lý phát triển.
Qua quá trình phát triển, hiện nay Trường có 8 ngành đào tạo đại học: Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Quản lý đất đai; Kỹ thuật môi trường; ngành Luật; Quản lý nhà nước; Quan hệ quốc tế; Tâm lý học; Cộng tác xã hội. 03 ngành đào tạo thạc sĩ: Luật Kinh tế; Kỹ thuât Môi trường; Công tác xã hội
- Tên gọi của Trường
a) Tên tiếng Việt: Trường Luật và Quản lý phát triển - Trường Đại học Thủ Dầu Một.
b) Tên gọi bằng tiếng Anh: School of Law and Development Management - Thu Dau Mot University (SLDM-TDMU).
- Chức năng, nhiệm vụ
+ Chức năng: Trường có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và cung cấp các dịch vụ khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ theo phân cấp của Trường ĐHTDM.
+ Nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Trường đảm bảo mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển chung của Trường ĐHTDM;
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo phân cấp;
- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục đại học theo phân cấp. Tham gia công tác tuyển sinh theo kế hoạch, phân công của Trường ĐHTDM;
- Phối hợp với Trường ĐHTDM quản lý người học theo phân cấp; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý, người lao động và người học;
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo; đảm bảo khung hướng dẫn chung của Trường ĐHTDM;
- Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm đội ngũ giảng viên, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; nguồn lực tài chính. Triển khai đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục theo kế hoạch của Trường ĐHTDM;
- Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo phân cấp. Cùng với Trường huy động các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Thực hiện theo quy định đầu tư, mua sắm, liên doanh, liên kết của Trường ĐHTDM. Thực hiện quyết toán các khoản chi theo quy định với Trường ĐHTDM;
- Chủ động hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Trường ĐHTDM hoặc các cơ quan có thẩm quyền;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo phân cấp của Trường ĐHTDM và quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trường bao gồm:
a) Ban giám hiệu: 01 Phụ trách Trường
b) Hội đồng khoa học và đào tạo;
c) Các đơn vị thuộc trường gồm Khoa, Phòng tổng hợp.
- Các khoa đào tạo: Luật, Tài nguyên môi trường, Quản lý phát triển xã hội.
- Các bộ môn thuộc khoa: Luật (Bộ môn Luật Hành chính, Bộ môn Luật Tư pháp, Bộ môn Luật Kinh tế - Quốc tế); Quản lý phát triển xã hội (Bộ môn Quản lý nhà nước, Bộ môn Quan hệ quốc tế, Bộ môn Tâm lý học, Bộ môn Công tác xã hội); Tài nguyên môi trường (Bộ môn Quản lý Tài nguyên và môi trường, Bộ môn Kỹ thuật môi trường, Bộ môn Quản lý đất đai);
- Phòng Tổng hợp: Hành chính, Đào tạo, Khảo thí, Công tác sinh viên, Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế;
- Tiềm lực CB-GV
Trường hiện có tổng số 72 cán bộ viên chức. Trong đó: 66 giảng viên cơ hữu (01 lãnh đạo Trường; 03 trưởng khoa; 10 phụ trách Bộ môn) và 06 chuyên viên Phòng tổng hợp (01 Phụ trách phòng và 05 Chuyên viên).
Trình độ chuyên môn của giảng viên: 02 PGS.TS, 17 Tiến sỹ, 53 Thạc sĩ (15 NCS)
- Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo của Trường là 3.290 sinh viên hệ chính quy và 138 học viên cao học.
Đối với hệ chính quy: 266 sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường; 245 sinh viên ngành Quản lý đất đai; 87 sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường; 1.350 sinh viên ngành Luật; 840 sinh viên ngành Quản lý nhà nước; 212 sinh viên ngành Quan hệ quốc tế; 150 sinh viên ngành Công tác Xã hội; 140 sinh viên ngành Tâm lý học.
Đối với thạc sĩ: 90 học viên ngành Luật kinh tế; 31 học viên ngành Công tác xã hội; 17 học viên ngành Khoa học môi trường.
Các ngành đào tạo
Trường Luật và quản lý phát triển hiện đang đào tạo 8 ngành đào tạo hệ đại học, cụ thể:
1) Quản lý Tài nguyên và Môi trường;
2) Quản lý đất đai;
3) Kỹ thuật môi trường;
4) Luật;
5) Quản lý nhà nước;
6) Quan hệ quốc tế;
7) Tâm lý học;
8) Công tác xã hội.
03 ngành thạc sĩ:
1) Khoa học môi trường;
2) Luật Kinh tế;
3) Công tác xã hội.
- Thành tựu nổi bật (Nghiên cứu khoa học/Giảng dạy/ Hợp tác quốc tế/ Hoạt động sinh viên)
Trong năm học, tổng số lượng bài báo quốc tế của Trường là: 4 bài
Tổng số bài báo đăng trên các tạp chí trong nước của CBGV là 55 bài.
Đối tượng |
Số lượng công bố năm học 2023-2024 |
|||||
ISI |
Scopus |
Quốc tế khác |
Tổng số công bố Quốc tế |
Trong nước |
Tổng cộng |
|
CBVC |
7 |
5 |
6 |
25 |
65 |
99 |
CBHT |
|
|
|
|
|
|
- Các hoạt động triển khai trên hệ thống Elearning bao gồm: đăng tải bài giảng, tài liệu tham khảo và xây dựng các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên trên elearning, chấm điểm bằng rubric.
- 100% giảng viên thành thạo sử dụng MS Team, Google Meet…
- Chuyển đổi tài liệu giáo dục truyền thống thành định dạng số, bao gồm sách giáo khoa điện tử, bài giảng tương tác và tài nguyên học tập số.
- Áp dụng các phương pháp giảng dạy mới như e-learning, blended learning…
- Tích hợp các thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng, bảng tương tác và máy chiếu thông minh vào lớp học;
- Sử dụng các nền tảng hợp tác trực tuyến để tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa học sinh, giáo viên;
- Áp dụng các công cụ đánh giá trực tuyến để theo dõi tiến trình học tập và cung cấp phản hồi tức thì.
2. Chiến lược phát triển
- Sứ mạng: Phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực về pháp luật, quản lý phát triển và tài nguyên môi trường nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
- Mục tiêu giáo dục:
a) Đào tạo bậc đại học và sau đại học các ngành thuộc các lĩnh vực pháp luật, quản lý phát triển xã hội, tài nguyên môi trường và các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực Đông Nam Bộ;
b) Nghiên cứu khoa học gắn kết chặt chẽ với ứng dụng và chuyển giao công nghệ liên quan các lĩnh vực liên quan khu vực Đông Nam Bộ, nông nghiệp chất lượng cao, thành phố thông mình, chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Hợp tác quốc tế trên cơ sở thiết lập quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các đơn vị giáo dục trên thế giới.
- Tầm nhìn: Trở thành đơn vị đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật, quản lý phát triển và tài nguyên môi trường trong nước và quốc tế.
3. Các chương trình đào tạo
- Đại học: 8 chương trình
- Sau đại học: 03 chương trình
4. Định hướng phát triển
- Kiện toàn tổ chức bộ máy:
+ Hình thành các Phòng thực hành/thí nghiệm thuộc các khoa chuyên môn: phòng thực hành Thủ tục hành chính; phòng thực hành Tham vấn tâm lý và Kiểm huấn; phòng thí nghiệm Tài nguyên môi trường.
+ Thành lập 01 Trung tâm tư vấn, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thuộc Trường.
- Nâng cao năng lực quản lý: ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ cấp Trường.
- Phát triển đội ngũ giảng viên: tiến hành tuyển dụng, bồi dưỡng chuyên môn ở 05 ngành: Luật, Quản lý nhà nước, Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Quản lý đất đai theo lộ trình.
- Phát triển CTĐT:
+ Thực hiện đề án mở 3 ngành Đại học (Luật kinh tế, Xã hội học, Bất động sản); 02 ngành sau đại học (Thạc sỹ Quản lý Tài nguyên và môi trường, Tiến sỹ Luật kinh tế).
+ Thực hiện đề án mở các CTĐT bồi dưỡng ngắn hạn.
- Xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư thiết bị dạy học:
+ Xây dựng 02 phòng thực hành: Thủ tục hành chính, Tham vấn tâm lý và Kiểm huấn;
+ Xây dựng Trung tâm tư vấn, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thuộc Trường;
+ Đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng;
+ Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, NCKH.